1. Địa điểm sản xuất:
- Khu vực sản xuất có địa điểm phù hợp với quy hoạch của địa phương, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác như khu dân cư, bệnh viện, nghĩa trang, khu công nghiệp, khu xử lý chất thải…
- Không bị đọng nước, ngập nước.
2. Kết cấu nhà xưởng, bố trí sản xuất:
- Diện tích nhà xưởng, các khu vực phải phù hợp với công năng sản xuất.
- Nền, trần, tường, cửa làm bằng vật liệu không thấm nước, chống chịu ăn mòn của các chất tẩy rửa, khử trùng.
- Nền nhà phẳng, nhẵn; thoát nước tốt, không gây trơn trượtvà dễ làm vệ sinh.
- Trần nhà phẳng, sáng màu, làm bằng vật liệu bền, chắc; không bị dột, thấm nước, rạn nứt, ẩm mốc.
- Các bóng đèn cần được che chắn an toàn.
- Hệ thống thông gió phù hợp với yêu cầu bảo quản thực phẩm.
- Các công đoạn sơ chế, chế biến được bố trí theo nguyên tắc 1 chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng, tránh gây ô nhiễm chéo.
3. Trang thiết bị sản xuất
- Đủ trang thiết bị phù hợp để sơ chế, chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
- Trang thiết bị trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm: không thấm nước, không gây độc cho sản phẩm, dễ làm vệ sinh, không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
4. Vệ sinh nhà xưởng, trang thiết bị
- Sử dụng chất tẩy rửa nằm trong danh mục được phép sử dụng.
- Có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, bảo trì, bảo dưỡng; có quy trình và thực hiện đúng quy trình vệ sinh nhà xưởng.
- Có nơi bảo quản; sắp xếp đúng nơi quy định.
5. Người trực tiếp sản xuất, vệ sinh công nhân
- Người trực tiếp sản xuất được khám sức khỏe định kỳ; có kiến thức về ATTP theo quy định.
- Công nhân có bảo hộ lao động. Cơ sở có khu vực thay bảo hộ lao động; có đủ nhà vệ sinh ở vị trí thích hợp.
- Có vòi nước rửa tay và xà phòng được bố trí tại khu vực SX, khu vực nhà vệ sinh.
- Có quy định và thực hiện đúng quy định về vệ sinh công nhân.
6. Nguyên liệu và các yếu tố đầu vào sản xuất thực phẩm
- Nước, nước đá đáp ứng quy định về nước ăn uống.
- Phụ gia, chất bảo quản, chất hỗ trợ chế biến trong danh mục được phép sử dụng, bảo quản và sử dụng theo đúng quy định.
- Nguyên liệu đáp ứng yêu cầu để sản xuất thực phẩm: có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, còn hạn sử dụng, có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan thú y có thẩm quyền đối với thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật theo quy định của pháp luật về thú y …
7. Phòng, chống động vật gây hại và xử lý chất thải, nước thải
- Có biện pháp ngăn chặn và tiêu diệt hiệu quả động vật gây hại
- Có biện pháp xử lý nước thải theo đúng quy định. Rãnh thoát nước thải phải đảm bảo thoát hết nước cần thải trong hoạt động hàng ngày.
- Có dụng cụ, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn; khu vực thu gom hoặc dụng cụ chứa chất thải rắn phải có nắp đậy hoặc ở ngoài khu vực sản xuất.
8. Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
- Vật liệu bao gói không gây ô nhiễm cho sản phẩm.
- Ghi nhãn đầy đủ thông tin, đúng quy định.
- Có nơi bảo quản, phương tiện bảo quản, vận chuyển phù hợp với từng loại sản phẩm, được sắp xếp hợp lý và vệ sinh sạch sẽ.
9. Điều kiện bảo đảm ATTP và quản lý chất lượng
- Có quy trình và phân công người kiểm soát điều kiện vệ sinh, theo dõi sản xuất.
- Có quy định về vệ sinh khu vực sản xuất, thiết bị, dụng cụ sản xuất.
- Có hồ sơ ghi chép việc làm vệ sinh khu vực sản xuất, hồ sơ thực hiện chương trình quản lý chất lượng.
- Có quy định và thực hiện thực hành sản xuất tốt (GMP), thực hành vệ sinh tốt (SOP); riêng cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản phải xây dựng và áp dụng HACCP.
10. Ghi chép và truy xuất nguồn gốc
- Có ghi chép, hồ sơ theo dõi nguồn nguyên liệu (có các thông tin cơ bản như: ngày mua, tên nguyên liệu, người bán, trọng lượng, tình trạng nguyên liệu).
- Có ghi chép, hồ sơ theo dõi phân phối sản phẩm (gồm các thông tin cơ bản như: ngày, tên sản phẩm, người mua, trọng lượng).
- Biện pháp xử lý khi sản phẩm có vấn đề về ATTP.
Viết bình luận