1. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về PCCC, các văn bản chỉ đạo về PCCC đã được ban hành; thực hiện nghiêm túc, kịp thời các kiến nghị về PCCC của cơ quan chức năng tại các Biên bản kiểm tra an toàn PCCC.
2. Niêm yết nội quy PCCC, biển cẩm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi cần thiết; có quy định về đảm bảo an toàn PCCC trong việc sử dụng nguồn lửa, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt.
3. Không đưa xăng, dầu, khí gas và các chất nguy hiểm cháy, nổ vào khu vực sản xuất; trường hợp cần thiết phải sử dụng thì hạn chế tối đa số lượng và phải có các giải pháp, biện pháp đảm bảo an toàn PCCC.
4. Phải lắp đặt thiết bị bảo vệ (aptomat) cho hệ thống điện của toàn bộ kho, xưởng, thiết bị điện có công suất lớn. Hàng hóa trong kho phải sắp xếp gọn gàng. Không bố trí vật tư, hàng hóa dễ cháy gần dây dẫn, bóng đèn, ổ cắm, cầu giao điện...
5. Bố trí lối thoát nạn đảm bảo theo quy định; lắp đặt các sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn, phương tiện chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn thoát nạn; trang bị đầy đủ các phương tiện PCCC&CNCH tại chỗ phù hợp.
6. Tăng cường công tác tự kiểm tra, rà soát để đảm bảo khắc phục kịp thời các tồn tại, nguy cơ gây ra cháy nổ tại cơ sở; thường xuyên tuyên truyền, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ về PCCC và cứu nạn cứu hộ cho đội viên đội PCCC cơ sở để khi có sự cố cháy, nổ xảy ra có thể xử lý kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
7. Đối với các cơ sở thuộc diện thẩm duyệt về PCCC, đề nghị chủ cơ sở; chủ đầu tư thực hiện theo quy định tại phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP và nghiệm thu về PCCC theo điều 15 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP./.
Viết bình luận