Quy định việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn Hà Nội

Người đứng đầu cơ sở, chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cam kết lộ trình, thời hạn khắc phục các nội dung tồn tại đối với cơ sở thuộc đối tượng quy định của Nghị quyết này và được UBND cấp huyện quản lý theo địa giới hành chính phê duyệt.

Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 6/7/2022 quy định việc xử  các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực. Theo đó, việc xử lý phải tuân thủ việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về PCCC; trường hợp không thể thực hiện đầy đủ các yêu cầu về PCCC theo quy định hiện hành thì được áp dụng quy định tại Nghị quyết này; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động ổn định; hạn chế việc gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở; đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước về PCCC theo hướng ổn định phục vụ phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, con người, tài sản của nhà nước, cơ quan, tô chức và nhân dân; cơ sở trong quá trình thực hiện cải tạo, sửa chữa hoặc chờ di chuyển phải tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn về PCCC; phương án di chuyển các kho chứa và công trình chế biến sản phảm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ ở khu dân cư, nơi đông người phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành, lĩnh vực và quy hoạch xây dựng, phát triển của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Về trình tự thực hiện:

- Người đứng đầu cơ sở, chủ đầu tư có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, cam kết lộ trình, thời hạn khắc phục các nội dung tồn tại đối với cơ sở thuộc đối tượng quy định của Nghị quyết này và được UBND cấp huyện quản lý theo địa giới hành chính phê duyệt.

- Người đứng đầu cơ sở, chủ đầu tư có trách nhiệm lập hồ sơ thiết kế cải tạo gửi Công an Thành phố tham gia ý kiến bằng văn bản trước khi thi công.

- Sau khi thi công hoàn thiện, người đứng đầu cơ sở, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu đối với công trình và có văn bản đề nghị, kèm theo hồ sơ nghiệm thu gửi cơ quan Công an theo địa bàn, phân cấp quản lý để kiểm tra, xác nhận việc hoàn thành các nội dung tôn tại.

- Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá việc hoàn thành các nội dung tồn tại của cơ sở theo địa bàn, phân cấp quản lý.

- Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá của cơ quan Công an, ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về việc khắc phục hoàn thành các nội dung tồn tại về PCCC đôi với cơ sở.

Nghị quyết cũng quy định về giải pháp xử lý đối với các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực phải xem xét áp dụng một hoặc một số giải pháp kỹ thuật về PCCC bổ sung, tăng cường đảm bảo phù hợp với quy mô, tính chất của từng công trình. Cụ thể, quy định một số giải pháp kỹ thuật về PCCC bổ sung, tăng cường đối với cơ sở nhà chung cư, tập thể được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lựcQuy định một số giải pháp kỹ thuật về PCCC bổ sung, tăng cường đối với cơ sở di tích, lịch sử, văn hóa cần bảo tồn về cảnh quan, kiến trúc, kết cấu được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực. Quy định một số giải pháp kỹ thuật về PCCC bổ sung, tăng cường đối với cơ sở không thuộc đối tượng quy định trên

Về trách nhiệm thực hiện đối với nhà chung cư, tập thể không đảm bảo yêu cầu về PCCC được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC năm 2001 có hiệu lực. Đối với nhà chung cư, tập thể thuộc sở hữu Nhà nước thì việc thực hiện tổ chức khắc phục các nội dung tồn tại thuộc trách nhiệm của cơ quan Nhà nước theo phân cấp hiện hành. Đối với nhà chung cư, tập thể đã bán hết cho người dân hoặc đan xen giữa sở hũu của nhà nước và của người dân hoặc không xác định rõ chủ sở hữu:

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn, chỉ đạo thành lập Ban quản trị đối với nhà chung cư, tập thể; Trưỏng ban quản trị thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở. Trường họp nhà chung cư, tập thể không thành lập hoặc không đủ điều kiện thành lập Ban quản trị thì Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở.

+ Trưởng ban quản trị, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, đảm bảo an toàn về PCCC theo quy định của pháp luật.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện là chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức khắc phục các nội dung tồn tại theo quy định và đảm bảo các điều kiện cho hoạt động PCCC đối với cơ sở sau khi khắc phục hoàn thành các nội dung tồn tại về PCCC.

Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2022 và thay thế Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2017.

Thực hiện: 

VHTT

Nguồn: 

Trang thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật- Sở Tư pháp Hà Nội

Viết bình luận

Xem thêm tin tức