Thủ tục đăng ký khai sinh –cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi

Thủ tục đăng ký khai sinh –cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi (trường hợp trẻ có cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng không có đăng ký thường trú mà chỉ có đăng ký tạm trú trên địa bàn cấp huyện)

MỤC LỤC

SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

1.          MỤC ĐÍCH

2.          PHẠM VI

3.          TÀI LIỆU VIỆN DẪN

4.          ĐỊNH NGHĨA/VIẾT TẮT

5.          NỘI DUNG QUY TRÌNH

6.          BIỂU MẪU

7.          HỒ SƠ CẦN LƯU

 

Trách nhiệm

Soạn thảo

Xem xét

Phê duyệt

Họ tên

Đặng Thị Mai Hương

Lê Trung Dũng

Nguyễn Khắc Huy

Chữ ký

 

 

 

 

 

 

 

 

Chức vụ

Công chức TP-HT

Phó Chủ tịch

Chủ tịch

 

 

SỬA ĐỔI TÀI LIỆU

Yêu cầu sửa đổi/ bổ sung

Trang / Phần liên quan việc sửa đổi

Mô tả nội dung sửa đổi

Lần ban hành / Lần sửa đổi

Ngày ban hành

 

 

Ban hành lần đầu

01

15/3/2016

 

 

Ban hanh lần thứ hai

02

05/02/2018

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


1.          MỤC ĐÍCH

Quy định trình tự và cách thức thực hiện việc đăng ký khai sinh– cấp thẻ BHYT cho trẻ dưới 6 tuổi (trường hợp có cha/ mẹ hoặc người nuôi dưỡng không có đăng ký thường trú mà chỉ có đăng ký tạm trú trên địa bàn quận Hà Đông)

2.          PHẠM VI

- Người có yêu cầu thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh - cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi tại UBND phường nơi trẻ em có cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng  không có đăng ký thường trú mà chỉ có đăng ký tạm trú trên địa bàn quận.

Áp dụng đối với các trường hợp trẻ đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của cha mẹ, hoặc nơi tạm trú của cha, hoặc nơi tạm trú của mẹ, hoặc nơi tạm trú của người nuôi dưỡng trẻ.

- UBND phường nơi cha, mẹ; hoặc cha; hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ đăng ký tạm trú thực hiện việc cấp Giấy khai sinh.

-  Bảo hiểm xã hội quận: thực hiện việc cấp thẻ bảo hiểm y tế.

 

3.          TÀI LIỆU VIỆN DẪN

§        Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008

§        Các văn bản pháp quy liên quan đề cập tại mục 5.8

 

4.          ĐỊNH NGHĨA/ VIẾT TẮT

§        UBND:         Ủy ban nhân dân

§        TTHC:           Thủ tục hành chính

 

 


5.          NỘI DUNG QUY TRÌNH

5.1

Điều kiện thực hiện Thủ tục hành chính

 

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi tại bộ phận 1 cửa - UBND cấp xã nơi đăng ký tạm trú của cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.

Nếu cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ không thể đăng ký khai sinh cho trẻ thì có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ thay tại bộ phận 1 cửa - UBND cấp xã nơi đăng ký tạm trú của cha/mẹ hoặc người nuôi dưỡng trẻ.

- Việc ủy quyền phải bằng văn bản và được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

- Nếu người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải có văn bản ủy quyền nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ.

- Trường hợp cán bộ, công chức bộ phận 1 cửa biết rõ mối quan hệ trên thì không cần phải xuất trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ.

5.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

* Giấy tờ phải nộp:

1. Tờ khai đăng ký khai sinh (theo mẫu quy định);

2. Giấy chứng sinh do cơ sở y tế nơi trẻ em sinh ra cấp;

+ Nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.

+ Trường hợp trẻ sinh ngoài cơ sở y tế và không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.

+ Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ thì nộp thêm văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi thì nộp Biên bản trẻ em bị bỏ rơi thay thế cho Giấy chứng sinh hoặc văn bản xác nhận hoặc giấy cam đoan nêu trên.

3. Tờ khai đăng ký bảo hiểm y tế

Trên cơ sở danh sách cơ sở y tế của cơ quan Bảo hiểm niêm yết tại UBND cấp xã, người yêu cầu liên thông lựa chọn và đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu cho trẻ.

* Giấy tờ phải xuất trình:

1. Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đi đăng ký khai sinh;

2. Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ trẻ em có đăng ký kết hôn). Trường hợp cán bộ, công chức Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND phường biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha, mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

3. Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú của cha, mẹ, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ (bản sao chứng thực hoặc bản photo có kèm bản chính để đối chiếu).

Chú ý: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND phường phân loại và chuyển các giấy tờ cần thiết tới các cơ quan thực hiện thủ tục trong quá trình liên thông. Cụ thể:

1. Hồ sơ đăng ký khai sinh chuyển công chức Tư pháp – hộ tịch gồm: Giấy tờ số 1 và giấy tờ số 2 trong thành phần hồ sơ giấy tờ phải nộp.

2. Hồ sơ cấp thẻ Bảo hiểm y tế (thực hiện sau khi nhận được Giấy khai sinh và 01 bản sao Giấy khai sinh từ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã) chuyển công chức Lao động thương binh và xã hội phường gồm: 01 bản sao Giấy khai sinh, tờ khai đăng ký bảo hiểm y tế.

 

x

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

 

 

 

 

x

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

x

5.3

Số lượng hồ sơ

 

01 b

5.4

Thời gian xử lý

 

1. Thời hạn thực hiện là không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp phải bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan Bảo hiểm xã hội quận thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 02 ngày làm việc.

2. Thời hạn thực hiện cụ thể của từng thủ tục trong quá trình thực hiện liên thông tại các đơn vị:

- Thời hạn giải quyết đăng ký khai sinh của công chức Tư pháp – hộ tịch là ngay trong ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ tiếp nhận sau 15h thì giải quyết trong ngày làm việc tiếp theo.

- Thời hạn lập hồ sơ chuyển Bảo hiểm xã hội quận của cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND phường là 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả đăng ký khai sinh từ công chức Tư pháp - Hộ tịch.

- Thời hạn giải quyết của Bảo hiểm xã hội quận:

+ 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận thông tin do UBND phường chuyển đến.

+ Trường hợp hồ sơ hoặc thông tin không đảm bảo theo đúng quy định thì ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Bảo hiểm xã hội quận thông báo bằng văn bản cho UBND phường biết để hoàn thiện hồ sơ và gửi lại Bảo hiểm xã hội quận. Thời hạn giải quyết được kéo dài thêm không quá hai (02) ngày làm việc.

+ Trường hợp nộp hồ sơ tiếp nhận sau 15 giờ thì thực hiện việc thông báo trong ngày làm việc tiếp theo.

5.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả – UBND Phường

5.6

Lệ phí

 

- Miễn lệ phí đối với việc cấp bản chính giấy khai sinh; cấp thẻ Bảo hiểm y tế.

- Trường hợp công dân yêu cầu cấp bản sao giấy khai sinh, lệ phí cấp bản sao là 3.000đ/01 bản sao (ba nghìn đồng/01 bản sao). Trừ trường hợp người Lào di cư sang Việt Nam đã được cấp phép cư trú ổn định trước ngày 01/01/2009 và có nguyện vọng xin nhập quốc tịch Việt Nam.

5.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Công dân chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường.

Công dân

Giờ hành chính

 

 

 

 

 

B2

Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường có trách nhiệm hướng dẫn công dân trong việc lập hồ sơ thực hiện liên thông, lựa chọn nơi khám chữa bệnh ban đầu, kiểm tra hồ sơ và thực hiện việc tiếp nhận đối với hồ sơ đầy đủ, đúng quy định; viết giấy hẹn trả kết quả cho công dân.

- Nếu thấy hồ sơ chưa đảm bảo yêu cầu theo quy định thì phải hướng dẫn ngay để công dân hoàn chỉnh hồ sơ. Nội dung hướng dẫn phải đầy đủ, rõ ràng từng loại giấy tờ phải bổ sung.

- Trường hợp hồ sơ không thuộc thẩm quyền giải quyết thì hướng dẫn công dân tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định.

 

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Trong ngày

 

 

 

Như thành phần hồ sơ trong mục 5.2

 

 

 

B3

- Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường lập hồ sơ đăng ký khai sinh chuyển cho công chức Tư pháp - Hộ tịch để thực hiện đăng ký khai sinh.

- Sau khi nhận kết quả đăng ký khai sinh từ công chức Tư pháp - hộ tịch gồm bản chính và 01 bản sao Giấy khai sinh, cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường lập hồ sơ cấp thẻ BHYT chuyển giao cho công chức Lao động thương binh và xã hội phường, công chức Lao động thương binh và xã hội phường kiểm tra, nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Bảo hiểm xã hội quận.

 

Cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường; công chức Tư pháp - Hộ tịch; công chức Lao động thương binh và xã hội phường

Trong ngày

 

BM 06.03/VP

Giấy Khai sinh

Sổ giao nhận hồ sơ.

 

B4

Bảo hiểm xã hội tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em và trả kết quả cho UBND phường theo thời gian quy định.

Trường hợp Bảo hiểm xã hội quận có yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ thì cần thông báo tới UBND phường kịp thời để hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

 

BHXH quận

 

- Đăng ký khai sinh: 01 ngày làm việc.

- Cấp thẻ BHYT: 10 ngày làm việc.

 

 

Sổ giao nhận hồ sơ

B5

Sau khi nhận kết quả từ Bảo hiểm xã hội quận, cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường trả kết quả gồm Giấy khai sinh bản chính, thẻ bảo hiểm y tế cho công dân.

Chú ý: Trường hợp công dân có yêu cầu nhận Giấy khai sinh tại UBND phường, Thẻ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội quận thì khi nộp hồ sơ tại UBND phường phải yêu cầu cụ thể để ghi vào phiếu hẹn.

Trường hợp công dân yêu cầu nhận kết quả qua dịch vụ bưu điện (nếu có) thì khi nộp hồ sơ công dân đăng ký tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả UBND phường và nhận kết quả tại nhà theo yêu cầu.

cán bộ Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND phường

Giờ hành chính

ghi sổ ĐKKS

B6

Trả kết quả cho công dân

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

Giờ hành chính

Giấy khai sinh và thẻ BHYT

 

 

B7

Thống kê và theo dõi

Cán bộ nhận hồ sơ tại BP 1 cửa

Hàng tháng

BM 06.04/VP

Sổ thống kê kết quả thực hiện thủ tục hành chính

5.8

Cơ sở pháp lý

 

1. Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi 2014)

2. Luật hộ tịch 2014.

3. Nghị định số 123/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch.

4. Thông tư số 15/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

5. Nghị định 06/2012/NĐ-CP ngày 02/02/2012 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.

6. Thông tư 37/2014/TT-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu và chuyển tuyến khám, chữa bệnh BHYT do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành;

7. Thông tư số 01/2008/TTg-BTP ngày 02/6/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.

8. Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

9. Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Liên Bộ Tư pháp – Công an – Y tế hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú và cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi.

10. Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam.

11. Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương.

12. Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.

13. Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 09/01/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc thu lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

14. Quyết định số 88/2009/QĐ-UBND ngày 16/7/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc bổ sung đối tượng được miễn lệ phí hộ tịch trên địa bàn thành phố Hà Nội.

15. Quyết định số 4531/QĐ-UBND ngày 10/9/2015 của UBND thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy chế thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh- đăng ký thường trú - cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

 

BIỂU MẪU

TT

Mã hiệu

Tên Biểu mẫu

1.       

BM 06.01/VP

Phiếu nhận và hẹn trả kết quả hồ sơ hành chính

2.       

BM 06.02/VP

Sổ theo dõi giải quyết hồ sơ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

3.       

BM 06.03/VP

Phiếu giao nhận hồ sơ

4.       

BM 06.04/VP

Sổ thống kê kết quả thực hiện thủ tục hành chính

 

 

 

 

Nguồn: 

Văn phòng UBND phường

Viết bình luận

Xem thêm tin tức